Nhiệt độ nóng chảy của inox và một số kim loại phổ biến
Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy của inox
Inox hay còn được gọi với tên khác là thép không gỉ, có khả năng chống oxy hóa tốt, chống ăn mòn, gỉ sét hiệu quả, do đó có độ bền và tuổi thọ cao. Đây là vật liệu có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, trang trí dân dụng, giao thông vận tải, chế biến thủy hải sản, thực phẩm,… Hiện nay, có hơn 100 mác thép không gỉ, mỗi loại có thành phần cấu tạo khác nhau, do đó chúng cũng có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp của một số loại inox phổ biến:
Mác inox | Nhiệt độ nóng chảy (°C) | Nhiệt độ nóng chảy (°F) |
Inox 201 | 1400 – 1450°C | 2552 – 2642°F |
Inox 304 | 1400 – 1450°C | 2552 – 2642°F |
Inox 316 | 1375 – 1400°C | 2507 – 2552°F |
Inox 430 | 1425 – 1510°C | 2597 – 2750°F |
Inox 434 | 1426 – 1510°C | 2600 – 2750°F |
Inox 420 | 1450 – 1510°C | 2642 – 2750°F |
Inox 410 | 1480 – 1530°C | 2696 – 2786°F |
Inox là hợp kim của Sắt và nhiều thành phần khác như Niken, Crom, Mangan, Molypden,… nên chỉ cần thay đổi một chút ở thành phần sẽ gây ra sự khác nhau ở nhiệt độ nóng chảy. Càng gần điểm nóng chảy, inox sẽ giảm đi những đặc tính tuyệt vời vốn có như khả năng chống ăn mòn, độ bền cao, dẻo dai. Cụ thể, ở nhiệt độ bình thường, inox có độ bền kéo rất tốt nhưng khi gần đạt đến điểm nóng chảy, độ bền giảm 1/2. Chính bởi vậy, khi gia công tạo hình, thợ cơ khí thường ứng dụng đặc điểm này để tiến hành uốn, kéo,… inox để đạt được hình dạng như mong muốn.
>> Xem thêm: Các lỗi thường gặp khi gia công thép không gỉ (inox) và cách khắc phục hiệu quả
Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại, hợp kim khác
Các kim loại, hợp kim phổ biến như sắt, thép, nhôm, đồng,… có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, cụ thể:
Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thép
Sắt là kim loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 95% tổng sản lượng kim loại được sản xuất hàng năm. Tuy nhiên, sắt có tính mềm, khả năng chịu lực không cao. Do đó, các chuyên gia đã nghiên cứu và thêm 0,002% – 2,1% Carbon để tạo ra hợp kim thép, có độ cứng cao, dẻo dai và chịu lực tuyệt vời.
– Sắt nóng chảy ở nhiệt độ 1538°C (2800°F).
– Nhiệt độ nóng chảy của thép là 1370°C (2500° F).
Nhiệt độ nóng chảy của nhôm
Nhiệt độ nóng chảy của vàng, bạc
– Bạc cũng là một trong những kim loại có giá trị cao. Đây còn là kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất nên ngoài làm đồ trang sức, bạc còn được ứng dụng làm vật dẫn điện. Tuy nhiên, bạc có giá thành cao nên đồng được ứng dụng làm vật chất dẫn điện phổ biến hiện nay. Bạc có màu trắng ánh kim, mềm và nóng chảy ở nhiệu độ 961,78°C (1763,2°F).
Nhiệt độ nóng chảy của đồng
Đồng là kim loại có khả năng dẫn điện tốt, chỉ đứng sau bạc và dẫn điện rất cao. Kim loại này có màu cam đỏ, nóng chảy ở nhiệt độ 1084,62°C (1984,32°F) và thường được dùng làm lõi dây điện,…
Bên cạnh các kim loại trên, thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, ở nhiệt độ thường, nó ở dạng lỏng. Trong khi đó, Volfram là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ở ngưỡng 3400 °C (6150 °F) nên thường được dùng để làm các vật liệu chịu nhiệt như dây tóc bóng đèn, đèn sưởi,…
Ban thấy bài viết này thế nào?
Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****