Inox 430 là gì và có đặc điểm ra sao?

Đánh giá

So với inox 304, 201, inox 430 có khả năng chống ăn mòn, kháng gỉ sét, độ bền kém hơn. Tuy nhiên, với giá thành rẻ, loại inox này được nhiều người yêu thích sử dụng. 

Inox 430 là gì? Thành phần hóa học của inox 430

Inox 430 là một trong những mác inox thuộc nhóm Ferritic. Loại inox này có thành phần chính là crom và sắt, % thành phần carbon thấp, không có hoặc hàm lượng niken rất thấp (0.75%).

C

Mn

P

S

Si

Cr

< 0.12%

< 1.0%

< 0.04%

< 0.03%

< 1.0%

16-18%

Bảng thành phần hóa học của inox 430

Inox 430 có bị nam châm hút không?

Inox 430 có khả năng nhiễm từ cao nên hút nam châm. Nhờ đó, loại inox này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần từ tính như nồi, xoong, chảo trên bếp từ,…

Inox 430 có độc hại không?

Như đã nói ở trên, inox 430 có nhiều tạp chất, dễ nhiễm từ, dễ bị oxy hóa nên có chất lượng kém. Những sản phẩm làm từ loại inox này sau một thời gian sử dụng có thể bị ăn mòn, không an toàn cho người sử dụng, nhất là những vật dụng nấu ăn như xoong, nồi, chảo,… Tuy nhiên, giá thành inox 430 khá rẻ, mẫu mã đa dạng nên đáp ứng được thị hiếu của không ít người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý làm sạch sản phẩm sau mỗi lần sử dụng để tránh inox bị oxy hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chảo inox 430 có thể gỉ sét, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng
Chảo inox 430 có thể gỉ sét, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng

So sánh đặc tính inox 430, 304 và 201

Đặc điểm

Inox 304

Inox 201

Inox 430

Bề mặt

Sáng bóng, không bị gỉ sét.

Bề mặt sáng bóng như inox 304 nhưng hàm lượng Niken thấp nên dễ bị ăn mòn, gỉ sét hơn.

Ban đầu có bề mặt sáng bóng nhưng dễ bị han gỉ, kém thẩm mỹ sau một thời gian sử dụng.

Khả năng chịu nhiệt

Chịu nhiệt lên đến 925 độ C

Chịu nhiệt từ 1149 độ C – 1232 độ C

Khả năng chịu nhiệt từ 815 độ C – 870 độ C

Khả năng chống ăn mòn

Inox 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt, kể cả trong môi trường hóa chất. Trong các loại inox, khả năng này của inox 304 chỉ sau inox 316.

Khả năng chống ăn mòn ở mức trung bình, dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc với môi trường hóa chất.

Khả năng chống ăn mòn kém, dễ bị gỉ sét.

Khả năng gia công

Khả năng gia công đa dạng, phù hợp với mọi phương pháp hàn.

Inox 201 có thể gia công và hàn bằng phương pháp cơ bản, phổ biến.

Inox 430 cần được làm nóng lên nhiệt độ từ 150 độ C – 200 độ C mới gia công hàn được.

Tính nhiễm từ

Không bị nhiễm từ (ở dạng phôi), nhiễm từ nhẹ sau khi được gia công (uốn, cắt, hàn, mài,…)

Nhiễm từ nhẹ.

Nhiễm từ cao, hút nam châm mạnh.

Giá thành

Giá thành cao

Giá thành rẻ

Giá thành thấp

Bảng so sánh 3 loại inox 304, 201, 430

Ứng dụng của inox 430

Tuy chất lượng không được đánh giá cao nhưng có giá thành rẻ nên inox 430 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như:

– Làm thiết bị gia dụng; trang trí nội ngoại thất nhà ở, khách sạn, nhà hàng, nhà ga, sân bay,…

– Làm nguyên liệu sản xuất máy móc ô tô, máy rửa bát, tủ lạnh, bếp ga, máy giặt.

– Làm tấm lợp, vách ngăn inox.

– Sản xuất vật dụng nhà bếp, xiên thịt nướng,…

– Làm thiết bị trong nhà máy lọc dầu, làm dụng cụ y tế,…

Inox 430 được sử dụng để làm vật dụng nhà bếp
Inox 430 được sử dụng để làm vật dụng nhà bếp

Inox 430 giá bao nhiêu? 

Như đã nói ở trên, chất lượng inox 430 không cao, dễ bị gỉ sét, ăn mòn. Do đó, loại inox này có giá không cao, thấp hơn giá bán của inox 304, 201, 316. Một lý do nữa khiến inox 316 có giá rẻ đó là thành phần không chứa Molypden và Niken.

Bài viết đã cung cấp cho bạn chi tiết các thông tin về thành phần hóa học, tính chất, đặc tính của inox 430. Nếu bạn đang có thắc mắc liên quan đến inox (thép không gỉ) hoặc cần tư vấn thêm thì đừng ngần ngại liên hệ inoxgiaanh.com.vn để được hỗ trợ nhé!

Ban thấy bài viết này thế nào?

Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****

Đánh giá