Inox loại nào cứng nhất?
Inox hay còn gọi là thép không gỉ là vật dụng quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hàng ngay. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cả công nghiệp và dân dụng. Vậy inox có cấu tạo như nào? Inox nào phổ biến và inox loài nào cứng nhất?,… là những thắc mắc mà nhiều khách hàng quan tâm. Bài viết dưới đây, inox Gia Anh sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
Inox là gì? Các thành phần cơ bản của inox?
Inox là một thuật ngữ thông dụng để chỉ thép không gỉ (stainless steel). Thép không gỉ là một loại hợp kim sắt chứa một số thành phần cơ bản để tạo nên tính năng chống ăn mòn và không bị ố vàng dưới tác động của nước và không khí. Các thành phần cơ bản của inox bao gồm:
- Sắt (Iron): Là thành phần chính của inox, tạo nền cho cấu trúc của hợp kim này.
- Crom (Chromium): Crom là thành phần quan trọng tạo ra tính năng không gỉ của inox. Nó tạo một lớp màng oxy hóa bề mặt bảo vệ thép dưới đó khỏi sự ăn mòn. Crom thường có tỷ lệ từ khoảng 10-30% trong hợp kim inox.
- Niken (Nickel): Niken thường được thêm vào inox để cải thiện tính chống ăn mòn. Nó giúp tạo ra một bề mặt bảo vệ khỏi oxy hóa và giảm nguy cơ bị ăn mòn.
- Molypden (Molybdenum): Molypdenum cũng được thêm vào một số loại inox để tăng cường tính chống ăn mòn và khả năng chịu nhiệt.
- Carbon (Carbon): Carbon thường được giữ ở mức thấp trong inox để tránh tạo ra tính chất dễ gia công và tạo cứng cho hợp kim.
- Silicon (Silicon), Phosphorus (Phosphorus), Sulfur (Sulfur), và các hợp kim khác: Các thành phần này có thể được điều chỉnh để cải thiện tính chất cơ học và gia công của inox.
Mỗi loại inox có thể có sự biến đổi trong tỷ lệ và sự kết hợp của các thành phần này để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về tính chất cơ học và chống ăn mòn. Các loại inox có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ đồ gia dụng đến công nghiệp và xây dựng.
Inox loại nào cứng nhất?
Nói về độ cứng của Inox thì phải kể đến 3 loại phổ biến nhất hiện nay:
Inox 201
Inox 201 là loại bán chạy nhất hiện nay trên thị trường. Loại thép không gỉ này thuộc họ thép Austenit với nguyên tố Mn là đại diện cho loại Inox này thay thế cho Ni cung cấp cho cấu trúc Austenit. Chính vì vậy mà giá thành của inox 201 tương đôi rẻ. Thành phần hóa học của Inox 201 gồm 16 – 18% Cr; 3,4 – 5,5 % Ni; 5,5 – 7,5 % Mn,…
Độ cứng của inox 201
Inox 201 có độ bền và độ cứng tương đối cao nhờ vào hàm lượng N lớn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là inox 201 không nên dùng phương pháp xử lý nhiệt để làm cứng mà chỉ nên dùng cách làm lạnh. Inox 201 có thể ủ ở nhiệt độ từ 1010 đến 1090 ° C, để giữ Cacbon trong dung dịch và tránh sự nhạy cảm, cần phải làm lạnh qua dãy ngưng Carbon 815 và 416 độ C.
Inox 304
Nhiều người dùng đánh giá inox 304 là loại inox tốt nhất trên thị trường hiện nay. Vì thế, sẽ không quá khó hiểu nếu giá thành của nó cao hơn so với các loại inox khác. Hàm lượng Niken trong Inox 304 khá cao lên đến 8%. Tuy nhiên, do giá thành của Niken ngày một tăng cao nên người dùng có xu hướng lựa chọn những loại inox có hàm lượng Niken thấp để phù hợp hơn với chi phí, tiêu biểu là inox 201.
Độ cứng của inox 304
Inox 304 có độ bền cao hơn so với các loại thép nhẹ và các loại kim loại thông thường. Các loại inox thông thường không phải là đối thủ nên so sánh với inox 304 về độ cứng nhưng inox 304 không phải hàng có độ cứng chuyên dụng.
Inox 304 thuộc họ thép Austenitic, nên có độ cứng không quá cao để còn có thể hỗ trợ tốt trong việc gia công hay chấn hoặc cắt gọt. Nếu bạn có nhu cầu tìm sản phẩm có độ cứng đòi hỏi cao hoặc độ cứng cho một số mục đích chuyên dụng thì dòng Martensitic hoặc Precipitation Hardening là phù hợp nhất.
Inox 430
Inox 430 thuộc họ thép Ferritic. Ưu điểm của dòng thép này là khả năng chống ăn mòn và định hình tuyệt vời, có hệ số giãn nở thấp, và có khả năng chống gỉ sét tốt. Nó có thể được sử dụng trong các ứng dụng hóa học nhất định do khả năng chống chịu được axit nitric.
Độ cứng của Inox 430
Inox 430 là loại inox có độ cứng thấp. So với 2 loại thép kể trên thì inox 430 có chất lượng thấp nhất. Khi gia công bằng phương pháp hàn, inox 430 không thật sự hiệu quả vì nó không chịu được tốt trong áp lực quá cao và tác động mạnh.
Còn trong trường hợp inox 430 làm việc với tải trọng cao, chúng cũng không đáp ứng được vì độ cứng và độ bền khá thấp. Inox 430 sử dụng tốt ở nhiệt độ cao nhưng với môi trường nhiệt độ < 0°C, inox 430 dễ trở nên giòn và bị gãy.
Như vậy là bài viết trên inox Gia Anh đã giải đáp thắc mắc của các bạn về độ cứng của inox và inox loại nào cứng nhất. Các bạn hãy tìm hiểu kỹ về từng loại inox trước khi mua về sử dụng nhé.
Ban thấy bài viết này thế nào?
Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****