Thị trường kim loại ngày 13-01-2023: Căng thẳng ở Trung Đông kéo theo giá vàng tăng
Vàng tăng do căng thẳng ở Trung Đông
Giá vàng tăng lên mức cao nhất một tuần do xung đột tại Trung Đông leo thang trong khi lạm phát giá của nhà sản xuất Mỹ giảm thúc đẩy đặt cược Fed có thể cắt giảm lãi suất sớm hơn.
Vàng giao ngay tăng 1% lên 2.048,21 USD/ounce, sau khi tăng khoảng 1,7% trước đó. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 đóng cửa tăng 1,6% lên 2.051,6 USD/ounce.
Căng thẳng địa chính trị tăng đã đẩy giá vàng đi lên và tại cùng thời điểm này, ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẵn sàng bắt đầu điều tiết chính sách hạn chế tiền tệ.
Giá của nhà sản xuất Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12 trong bối cảnh chi phí hàng hóa như dầu diesel và thực phẩm giảm, cho thấy lạm phát sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên số liệu trong ngày 11/1 cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 12.
Đồng giảm do USD mạnh lên
Giá đồng giảm do USD mạnh lên và số liệu cho vay từ Trung Quốc, nhưng đà giảm được hạn chế bởi dự kiến việc nới lỏng tiền tệ ở Trung Quốc.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,3% xuống 8.334 USD/tấn, giá giảm từ mức cao 8.448 USD trong phiên.
Tăng trưởng trong tổng tài chính xã hội, một thước đo tín dụng và thanh khoản tại Trung Quốc và được coi là thước đo chính cho nhu cầu kim loại đã giảm xuống 1,94 nghìn tỷ CNY (270,72 tỷ USD) từ 2,45 nghìn tỷ CNY trong tháng 11/2023.
Chỉ số USD tăng khoảng 0,9% trong tháng này do số liệu của Trung Quốc mạnh hơn dự kiến và giảm khả năng Fed cắt giảm ngay lãi suất.
USD mạnh lên khiến vàng định giá bằng đồng bạc này đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác.
Hỗ trợ thị trường là kỳ vọng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tăng cường thanh khoản và cắt giảm lãi suất cơ bản khi họ triển khai các khoản vay chính sách trung hạn vào ngày 8/1 khi chính quyền cố gắng vực nền kinh tế vững chắc hơn.
Quặng sắt ghi nhận tuần giảm do triển vọng nhu cầu xấu
Giá quặng sắt giảm và cũng theo xu hướng giảm trong tuần, bất chấp sự phục hồi trong phiên 11/1, do số liệu kinh tế yếu kém kéo dài tại Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu làm giảm triển vọng nhu cầu và cản trở tâm lý nhà đầu tư.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 1,76% xuống 948,5 CNY (132,36 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 21/12/2023, tính chung cả tuần giảm 5,5%.
Tại Singapore quặng sắt giao tháng 2 giảm 3,28% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6/12/2023 tại 129,9 USD/tấn, giảm 6,3% trong tuần này.
Giá tiêu dùng của Trung Quốc tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 12, trong khi giá bán tại xưởng cũng giảm, nhấn mạnh áp lực giảm giá dai dẳng trong một nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi vững chắc.
Nhu cầu sụt giảm do lợi nhuận thấp của các nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng làm giảm giá quặng sắt trong tuần này.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong năm 2023 đạt cao kỷ lục, tăng 6,6% so với một năm trước, nhờ nhu cầu mạnh hơn trong bối cảnh thiếu giới hạn sản lượng thép bắt buộc của chính phủ và xuất khẩu thép cao hơn dự kiến.
Trong khi đó Ferrezpo đã báo cáo sản lượng quặng sắt hàng năm giảm 33% khi công ty khai thác tập trung vào Ukraine nơi trải qua năm thứ hai gián đoạn bởi xung đột với Nga.
Tại Thượng Hải thép thanh ổn định, thép cuộn cán nóng tăng 0,2%, dây thép cuộn tăng 0,39% và thép không gỉ tăng 0,43%.
Tập đoàn inox Gia Anh sẽ liên tục cập nhật thông tin mới nhất về giá kim loại trên thị trường để có thể đảm bảo các sản phẩm thép không gỉ từ công ty sẽ được ổn định giá và báo giá sớm nhất tới quý khách.
Nguồn tham khảo: Báo Cafef
Ban thấy bài viết này thế nào?
Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****