Quy trình sản xuất INOX (thép không gỉ) gồm những bước nào?

Đánh giá
Bạn có bao giờ tự hỏi, quy trình sản xuất thép không gỉ diễn ra như thế nào mà vật liệu này lại có khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn, độ bền và tuổi thọ cao như vậy chưa? Nếu bạn đang băn khoăn, chưa tìm được lời giải cho thắc mắc này thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích có trong bài viết sau nhé!

1. Thép không gỉ (inox) là gì?

Thép không gỉ còn được gọi là inox, đây là hợp kim của sắt, chứa tối thiểu 10.5 Crom. Loại vật liệu này do nhiều thành phần khác cấu tạo nên như Niken, Mangan, Molypden, Lưu huỳnh,… Các thành phần hóa học này được pha trộn theo các tỷ lệ khác nhau, tạo ra các loại inox có tính chất riêng biệt, phù hợp với nhiều ứng dụng đa dạng.

Thép không gỉ có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời để trở thành vật liệu nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng như: khả năng chống ăn mòn trong các môi trường axit, clorua,… rất tốt; bề mặt sáng bóng, mịn, có tính thẩm mỹ cao; phù hợp với nhiều kỹ thuật gia công như hàn, cắt, uốn,…; độ bền lên đến hàng chục năm; dễ dàng vệ sinh, làm sạch bề mặt.

Thép không gỉ là vật liệu quan trọng của cuộc sống con người

2. Quy trình sản xuất thép không gỉ

Quy trình sản xuất thép không gỉ khá phức tạp, trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu;
  • Bước 2: Nấu chảy, đúc phôi;
  • Bước 3: Cán nóng, cán nguội;
  • Bước 4: Ủ, tẩy gỉ;
  • Bước 5: Sản xuất hoàn thiện sản phẩm.
    Cụ thể các bước trên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Thép không gỉ là hợp kim của nhiều thành phần hóa học. Do đó, bước đầu tiên trong quá trình sản xuất vật liệu này là chuẩn bị các loại quặng như: Sắt, Niken, Crom, Mangan,… Tùy vào từng loại inox mà các loại quặng này được phối trộn theo tỷ lệ nhất định để tạo ra các mác inox phù hợp. Ngoài ra, inox còn là vật liệu có khả năng tái chế nhiều lần mà không suy giảm chất lượng. Do đó, trước khi đưa vào nấu chảy thì các nguyên liệu này sẽ được kiểm tra để đảm bảo không còn các thành phần phóng xạ, gây hại cho con người.

Bước 2: Nấu chảy, đúc phôi

Ở bước này, quy trình được chia thành 4 bước nhỏ sau đây:

  • Bước 1: Nấu chảy nguyên liệu trong lò hồ quang điện: Lúc này, nguyên liệu hoặc phế liệu sẽ được nấu chảy bằng cách cho điện cực Carbon tiếp xúc với các mảnh phế liệu inox hoặc quặng kim loại. Dòng điện này giúp tăng nhiệt độ hồ quang lên đến 3500 độ C, làm các nguyên liệu nóng chảy. Trong quá trình này, người thực hiện có thể bổ sung Carbon, Oxy,… để tăng tốc quá trình, giảm thời gian nóng chảy. Bước này thường kéo dài từ 8 – 12 tiếng.

Nguyên liệu sản xuất inox được làm nóng chảy

  • Bước 2: Loại bỏ Nito, Carbon, Lưu huỳnh: Nguyên liệu sau khi tan chảy được giảm Carbon bằng cách cho hỗn hợp Oxy-argon vào và thêm các nguyên tố hợp kim. Ở giai đoạn này, các thành phần như Niken, Molypden,… cũng được bổ sung vào.
  • Bước 3: Giai đoạn này sẽ điều chỉnh các thành phần hóa học để tạo ra các loại inox có đặc tính riêng biệt, ví dụ inox 201, inox 304inox 316,…
  • Bước 4: Nguyên liệu nóng chảy ở dạng lỏng sẽ được đúc thành các phôi dạng tấm hoặc thỏi.

Bước 3: Cán nóng, cán nguội inox

– Inox cán nóng được tạo ra từ quá trình cán nóng ở nhiệt độ 1000 độ C. Điều này cho phép sản phẩm được tạo hình theo ý muốn và thường được sử dụng để sản xuất các loại thép hình như U, V, ống, hộp,…

Quá trình cán nóng inox

Inox cán nguội là sản phẩm của quá trình cán nguội, nhiệt độ cán thường thấp, có thể bằng nhiệt độ phòng. Phương pháp cán này không làm thay đổi cấu tạo vật chất mà chỉ thay đổi hình dáng của inox. Tuy nhiên, quá trình cán nguội có thể khiến inox bị gãy, nứt vỡ nếu xảy ra sai sót.

Bước 4: Ủ, tẩy gỉ inox

Công đoạn ủ có tác dụng khôi phục lại các đặc tính nổi bật của inox sau khi cán nguội, giúp ổn định lại cấu trúc tinh thể của inox do chúng bị phá vỡ hoặc biến dạng.
Sau đó, sản phẩm inox được ngâm vào dung dịch axit để tẩy rửa, làm sạch bề mặt, giúp bề mặt mịn màng, sáng bóng. Ngoài ra, bước này còn tạo ra lớp Oxit Crom bảo vệ bề mặt inox khỏi các nhân ăn mòn, gỉ sét, oxy hóa.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm inox

Ở bước này, inox sẽ được sản xuất thành các sản phẩm cụ thể như ống, hộp, thanh U, thanh V, dây inox,… để phù hợp với nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sau khi hoàn thành, sản phẩm inox sẽ được bọc một lớp bao bì trong bên ngoài để bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước.
Hoặc inox sẽ được sản xuất thành các sản phẩm cuối như bàn ghế, kệ inox, lan can, cổng cửa, cầu thang inox,… để phục vụ cuộc sống của chúng ta.

Sản phẩm inox của Gia Anh sau khi hoàn thành sản xuất

>> Xem thêm: Quy trình sản xuất ống hộp inox tại Inox Gia Anh

Bài viết đã giúp bạn có được thông tin chi tiết về quy trình sản xuất thép không gỉ (inox). Nếu bạn còn băn khoăn điều gì hoặc cần tư vấn, vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ Inox Gia Anh để được hỗ trợ nhé!

Ban thấy bài viết này thế nào?

Kém * Bình thường ** Hứa hẹn *** Tốt **** Rất tốt *****

Đánh giá